Bật mí cách bảo vệ con trẻ trước việc tìm kiếm thông tin tràn lan trên mạng xã hội

5056 XamhaiTEtrenmang 1

5056 XamhaiTEtrenmang 1

Trẻ em luôn là đối tượng phải đối mặt những nguy hiểm, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay. Các hiểm họa khôn lường đến từ mạng internet vẫn luôn rình rập trẻ nhỏ từng phút, từng giờ.

69,05% trẻ em thường giấu người lớn khi gặp sự cố trên không gian mạng

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều trường học và gia đình đang phải sử dụng phương pháp học online thông qua các ứng dụng công nghệ. Bên cạnh sự hiệu quả và tiện lợi của hình thức học tập này, những rủi ro tiềm tàng khi trẻ dành thời gian sử dụng mạng xã hội nhiều hơn cũng luôn hiện hữu.

Dựa trên thống kê mà CyberKid đã công bố tại “Hội nghị đào tạo tập huấn về kỹ năng bảo vệ an toàn cho trẻ em trên không gian mạng”, cứ 10 trẻ em Việt Nam thì có đến 7 trẻ em bị xâm hại trên không gian mạng. Việc đáng báo động ở đây chính là có tới 69,05% trẻ thường giấu người lớn khi gặp các vấn đề, sự cố trên Internet.

Các mối đe dọa an ninh mạng đối với trẻ em có thể kể đến như: Đánh cắp danh tính, nghiện trò chơi điện tử, lừa đảo trực tuyến, các nội dung cấm và trái pháp luật, bắt nạt mạng…. Đặc biệt, những tên lừa đảo còn điều chỉnh thủ đoạn theo hình thức phù hợp với sở thích dễ đánh vào tâm lý của trẻ. Kích thích sự tò mò của trẻ bằng cách đưa thông tin giả mạo về người nổi tiếng, scandal, hình ảnh, các đoạn hội thoại gây tranh cãi…

Bật mí cách bảo vệ con trẻ trước việc tìm kiếm thông tin tràn lan trên mạng xã hội - 1

Hơn 24 triệu trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt hàng trăm mối nguy cơ về an toàn thông tin trên internet mỗi ngày.

Qua đó, kẻ lừa đảo có thể tận dụng tâm lý tò mò để tiếp tục đưa ra các bài đăng giả mạo khiến cho trẻ click vào đường link hoặc chia sẻ những thông tin có chứa mã độc. Vì trẻ có tâm lý yếu hơn nên rất dễ bị tổn thương và thường để lại những hậu quả lâu dài.

Chia sẻ về vấn đề nhức nhối này, Tổng Giám đốc Điều hành UNICEF, Bà Henrietta Fore cho rằng: “Cần kêu gọi Chính phủ và ngành công nghệ thông tin chung tay đảm bảo an toàn cho trẻ em và thanh thiếu niên trên mạng bằng việc tăng cường tính năng đảm bảo an toàn, công cụ mới. Từ đó, giúp cha mẹ và giáo viên dạy trẻ em sử dụng internet một cách an toàn”.

“Vẽ đường cho hươu chạy đúng thay vì để hươu chạy lung tung”

Một trong những nguyên nhân rất lớn khiến trẻ gặp hiểm hoạ trên mạng internet chính là sự thiếu kiểm soát đến từ cha mẹ. Về lời khuyên cho các bậc phụ huynh, các Chuyên gia an ninh mạng từ chương trình giao lưu trực tuyến “Lên mạng an toàn thời Covid” của Cốc Cốc cho rằng, phụ huynh cần chịu khó lắng nghe cảm nhận, mong muốn của trẻ em và dành thời gian để tạo sự gắn kết về mặt tình cảm, tư duy cho trẻ. Đồng thời có những biện pháp giáo dục thích hợp để khuyến khích trẻ em có những thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ví dụ như chơi những trò chơi khoa học mang tính sáng tạo.

5056 XamhaiTEtrenmang

“Phụ huynh và con trẻ nên cùng nhau thỏa thuận về việc sử dụng internet như thế nào là an toàn và hợp lý. Các bậc cha mẹ không nên cấm đoán trẻ bởi tính cách và tâm lý của trẻ rất dễ chống đối đặc biệt là với trẻ ở độ tuổi dậy thì. Thay vì cấm đoán trẻ, hãy vẽ đường đúng đường thay vì để cho hươu chạy lung tung”, chị Nguyễn Như Quỳnh – Chủ tịch Cyberkid Vietnam (Tổ chức xã hội bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trên không gian mạng) chia sẻ thêm.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh còn có thể hướng dẫn con em mình sử dụng các trình duyệt an toàn, điển hình như Cốc Cốc. Không những được xây dựng và phát triển dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, trình duyệt này còn phát triển thêm hàng loạt tính năng giúp bảo mật an toàn cho trẻ em và người dùng nói riêng. Một số tính năng nổi bật có thể kể đến như: Lọc quảng cáo, Khóa trình duyệt, …

Còn tính năng Tìm kiếm an toàn sẽ giúp lọc những kết quả, những truy vấn nhạy cảm. Do đó phụ huynh có thể chọn Bật (loại bỏ hoàn toàn các truy vấn liên quan đến phim khiêu dâm, hình nhạy cảm…) hoặc Tắt (người dùng xác nhận là mình trên 18 tuổi và nhận được đầy đủ các thông tin về truy vấn có liên quan tới hình ảnh nhạy cảm). Tính năng này sẽ được Cốc Cốc ra mắt trong thời gian tới.

Nguồn: 24h.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X
Rất vui được gặp bạn ICDL Việt Nam
Chào mừng bạn tới Trung tâm hỗ trợ dịch vụ online !
wpChatIcon